Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé

Join the forum, it's quick and easy

Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé
Văn học - Literature - 文学
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Go down

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Empty CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Bài gửi by Gaquay Sat Sep 24, 2011 10:43 pm

1, Chủ nghĩa yêu nước trong văn học phản ánh mối quan hệ nào của con người Việt Nam?

A. Quan hệ với xã hội.

B. Quan hệ với tự nhiên.

C. Ý thức về bản thân.

D. Quan hệ với quốc gia, dân tộc.
2,Đặc trưng thi pháp nào sau đây thuộc về văn học trung đại?

A. Tính tập thể.

B. Tính quy phạm.

C. Tính nguyên hợp.

D. Tính dị bản.
3,Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng loại văn tự nào?

A. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

B. Chữ Hán và chữ Nôm.

C. Chữ Nôm.

D. Chữ Hán.

4,Nhận định nào sau đây nhận xét đúng về xuất xứ chữ Nôm?

A. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán để ghi âm tiếng Việt.

B. Chữ Nôm là loại chữ do người Việt cổ tự sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt.

C. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dùng chữ Hán để ghi các văn bản viết.

D. Chữ Nôm là loại chữ cổ của người Việt, dùng chữ Hán để ghi các văn bản nói.

5,Nền văn học Việt Nam phát triển qua mấy thời kì?

A. Ba.

B. Bốn.

C. Một.

D. Hai.
6,Nền văn học Việt Nam do những bộ phận nào dưới đây hợp thành?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Văn học dân gian và văn học hiện đại.

B. Văn học dân gian và văn học viết.

C. Văn học dân gian và văn học trung đại.

D. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
7,Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thể hiện điều gì ở con người Việt Nam?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Ý thức về bản thân.

B. Mối quan hệ với tự nhiên.

C. Mối quan hệ xã hội.

D. Mối quan hệ quốc gia, dân tộc.
8,Văn học Việt Nam giai đoạn đầu từ thế kỉ XX đến 1945 thể hiện rõ nhất phương diện nào sau đây của con người?

A. Con người vũ trụ.

B. Con người chức năng.

C. Con người cá nhân.

D. Con người lí tưởng hóa.
9,Hai thời đại lớn của lịch sử văn học viết Việt Nam được quy ước gọi là gì?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Văn học trung đại và văn học cận đại.

B. Văn học trung đại và văn học hiện đại.

C. Văn học cổ đại và văn học trung đại.

D. Văn học cổ đại và văn học hiện đại.
10,Nhận định nào sau đây là chính xác nhất về trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam?

A. Thiên nhiên là trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam.

B. Con người Việt Nam là trung tâm phản ánh của văn học Việt Nam.

C. Con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng là trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam.

D. Con người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước là trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam.

11,Câu nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyện ngụ ngôn?


A. Nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh.

B. Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ.

C. Thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng về loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người.

D. Kết thúc truyện bất ngờ.

12,Điểm nào sau đây không thuộc giá trị cơ bản của văn học dân gian?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống dân tộc.

B. Là văn học của tầng lớp bình dân.

C. Có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc.

D. Có giá trị nghệ thuật to lớn.
13,Đặc điểm nào dưới đây nói rõ nhất sự khác nhau của truyện thơ đối với ca dao?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Tác phẩm được viết bằng văn vần.

B. Tác phẩm giàu chất trữ tình.

C. Tác phẩm có sự việc, cốt truyện được kể bằng văn vần.

D. Tác phẩm phản ánh thế giới tình cảm, nội tâm của con người.

14,Nhận định nào dưới đây đúng về sự ra đời và tồn tại của văn học dân gian?

A. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và kết thúc khi chữ viết ra đời.

B. Văn học dân gian ra đời cùng với văn học viết và cùng tồn tại cho tới ngày nay.

C. Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, cả khi chưa có văn học viết và phát triển song song cùng với văn học viết cho tới ngày nay.

D. Văn học dân gian ra đời rất sớm và kết thúc khi văn học hiện đại ra đời.

15,Trong những nhận định sau, nhận định nào nói đúng nhất về văn học dân gian Việt Nam?

A. Là tác phẩm ngôn từ truyền miệng.

B. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được chắt lọc.

C. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có phong cách riêng.

D. Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có tính sáng tạo.



16,Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của văn học dân gian?

A. Tính nguyên hợp.

B. Tính phi ngã.

C. Tính dị bản.

D. Tính đa nghĩa.

17,Căn cứ vào phong cách chức năng thì ca dao thuộc văn bản nào?

A. Văn bản nghệ thuật.

B. Văn bản hành chính.

C. Văn bản khoa học.

D. Văn bản chính luận.
18,Tại sao khi có chữ viết, văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Vì nó có tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.

B. Vì nó có nhiều thể loại phong phú, đa dạng.

C. Vì có nhiều sáng tác không thể ghi bằng chữ viết.

D. Vì nó có tính truyền miệng rộng rãi.
19,Trong những nhận định sau, nhận định nào khái quát chưa chính xác về giá trị của văn học dân gian?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ nhưng chỉ nhằm mục đích giáo dục con người.

B. Văn học dân gian có tác dụng to lớn tới văn học viết.

C. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc.

D. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc.
20,Thể loại nào của văn học dân gian "kể lại những sự kiện và biến cố lớn lao, có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng"?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Thần thoại.

B. Truyền thuyết.

C. Truyện thơ.

D. Sử thi.

1,
Đăm Săn đánh Mtao Mxây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây vì lí do

A. Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn.

B. Mtao Mxây cướp tài sản của Đăm Săn.

C. Mtao Mxây cướp Hơ Bhí, vợ của Đăm Săn.

D. Mtao Mxây cướp nô lệ của Đăm Săn.

2,
Trong những nhận định về đặc điểm của thể loại sử thi anh hùng dưới đây, nhận định nào không đúng?

A. Ngôn ngữ hào hùng, thường sử dụng các biện pháp so sánh, phóng đại.

B. Sử thi anh hùng giải thích sự hình thành của vũ trụ, vạn vật và con người.

C. Nhân vật trong sử thi anh hùng đại diện cho phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng.

D. Sử thi anh hùng phản ánh những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống của cộng đồng.

3,
Chi tiết nào không được sử dụng để miêu tả tiếng khiên của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên kênh.

B. Tiếng khiên vang như tiếng chiêng bằng, chiêng núm.

C. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên đồng.

D. Tiếng gió khiên như bão.

4,
Tầm vóc sử thi của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thể hiện rõ nhất trong
Chọn câu trả lời đúng:

A. mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

B. mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và các lực lượng siêu nhiên.

C. mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và hình tượng của kẻ thù.

D. mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh hoành tráng của lễ ăn mừng chiến thắng.

5,
Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, vai trò của nhân vật ông Trời trong cuộc chiến của Đăm Săn là

A. người giúp đỡ các nhân vật hiền lành, lương thiện trong lúc gian nan.

B. cố vấn, phù trợ cho nhân vật anh hùng.

C. thể hiện uy lực của thần linh trong việc quyết định những chiến thắng của nhân vật anh hùng.

D. góp phần hạn chế sức mạnh của kẻ thù đối nghịch với người anh hùng.

6,
Các phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là

A. miêu tả kết hợp biểu cảm.

B. miêu tả kết hợp nghị luận.

C. tự sự kết hợp thuyết minh.

D. tự sự kết hợp miêu tả.

7,
Ngôn ngữ trong văn bản đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây có đặc điểm

A. trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.

B. giàu hình ảnh, cảm xúc, lạc quan.

C. hấp dẫn, vui tươi, lạc quan.

D. trang trọng, hấp dẫn, lạc quan.

8,
Sự kiện nào không có trong sử thi Đăm Săn

A. Đăm Săn đánh thắng Mtao Gơ-rứ và Mtao Mxây.

B. Đăm Săn chặt cây thần Sơ-múc.

C. Đăm Săn cưới con gái thần Mặt Trời về làm vợ.

D. Đăm Săn cưới hai chị em tù trưởng Hơ Nhí, Hơ Bhí.

9,
Khung cảnh ăn mừng chiến thắng ở cuối đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây chủ yếu thể hiện ý nghĩa gì?

A. Tính dân tộc.

B. Tính cộng đồng.

C. Tính giáo huấn.

D. Tính thực tiễn.

10,
Hình tượng Đăm Săn thể hiện cho điều gì?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Cái bi.

B. Cái thiện.

C. Cái đẹp.

D. Cái ác.

1,
Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ nói lên ý nghĩa gì?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Ngợi ca sự trong sạch của Mị Châu.

B. Ngợi ca một tình yêu thuỷ chung, son sắt.

C. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.

D. Biểu trưng cho sự hoá giải của một mối oan tình.

2,
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhằm mục đích gì?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Ngợi ca những chiến công của An Dương Vương.

B. Giải thích sự hình thành của nước Âu Lạc.

C. Kể về một mối tình đẹp trong lịch sử.

D. Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.

3,
Sai lầm của Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là gì?

A. Cả tin.

B. Đa nghi.

C. Không nghe lời dạy bảo của An Dương Vương.

D. Chủ quan.

4,
Mị Châu đã dùng vật gì để lầm dấu chỉ đường cho Trọng Thuỷ?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Áo lông chim.

B. Lông ngỗng.

C. Thoa cài đầu.

D. Khăn lụa.

5,
Dòng nào dưới đây nói không đúng về đặc điểm truyền thuyết?

A. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì.

B. Phản ánh lịch sử.

C. Nói lên "tâm tình tha thiết" của nhân dân
đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Phản ánh nhận thức của người thời cổ
về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

6,
Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, việc An Dương Vương chém đầu Mị Châu thể hiện điều gì?

A. Sự trừng phạt thích đáng với kẻ phản bội.

B. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh.

C. Sự tỉnh ngộ muộn mằn nhưng cần thiết.

D. Sự tàn nhẫn, tuyệt tình.

7,Chi tiết nào không nói lên sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ của Mị Châu trong tình yêu?

A. Mị Châu rắc lông ngỗng trên đường chạy cùng An Dương Vương cho Trọng Thuỷ biết mà đuổi theo.

B. Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần.

C. Mị Châu chết bên bờ biển, máu nàng chảy xuống nước, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu.

D. Mị Châu không nhận ra sự bất thường trong lời nói của Trọng Thuỷ khi từ biệt.

8,
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có nói về cuộc kháng chiến của Âu Lạc trước âm mưu thôn tính của Triệu Đà. Cuộc kháng chiến ấy diễn ra vào thời gian nào?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Thế kỉ I tr. CN.

B. Thế kỉ II tr. CN.

C. Thế kỉ III tr. CN.

D. Thế kỉ IV tr. CN.

9,
Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là

A. mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ.

B. nước Âu Lạc thời Hùng Vương.

C. chuyện Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.

D. chuyện Rùa Vàng giúp An Dương Vương chế ra nỏ thần.

10,
Sai lầm đầu tiên và lớn nhất của An Dương Vương là

A. chém đầu Mị Châu.

B. cho Trọng Thuỷ ở rể.

C. xây Loa Thành.

D. chế nỏ thần.

7,
Câu nào sau đây không nằm trong định nghĩa văn học dân gian?

A. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

B. Văn học dân gian có ngôn từ bác học được các tầng lớp trí thức tham gia sáng tạo nên.

C. Văn học dân gian hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể.

D. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.

8,
Âm hưởng nổi bật thường thấy của thể loại sử thi là

A. tha thiết.

B. ngân vang.

C. hùng tráng.

D. bi thương.

9,
Tính chất của bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy là gì?

A. Xung đột có thể dung hòa.

B. Xung đột nhỏ lẻ, bộ phận.

C. Xung đột toàn diện nhưng không quyết liệt.
D. Xung đột có thể dung hòa.
Gaquay
Gaquay
Admin

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 23/09/2011

https://hocvanvanhoc.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết