Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé

Join the forum, it's quick and easy

Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé
Văn học - Literature - 文学
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm

2 posters

Go down

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm Empty Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm

Bài gửi by Gaquay Sat Mar 17, 2012 7:14 am

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tâm tình người chinh phụ trong đoạn trích này tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm 24 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi đơn côi, trống vắng, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. Đó là tình cảm của người phụ nữ trong quan hệ với cảnh vật, trong tương quan với thời gian và không gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,/Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Những động tác, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa, người chinh phụ cho ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng. Nỗi lòng nàng không biết san sẻ cùng ai. Câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tôn thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô giác.
Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng - đèn có biết” là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong đoạn trích diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian và không gian dường như không bao giờ dứt. “Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt rất ngậm ngùi.
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
….
Hoa đèn kia với bóng người khá thương...
Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người tựa như tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người" trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy sương", "hoè phất phơ rủ bóng":
Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Qua những câu thơ này, tác giả đã dùng cảnh vật thiên nhiên, để miêu tả tâm trạng con người, dùng khách quan để tả chủ quan. Tiếng gà “eo óc” báo hiệu canh năm, chứng tỏ người vợ trẻ xa chồng, đã thao thức suốt cả đêm. Bên cạnh đó, dòng thời gian được cảm nhận bằng tâm lý cũng cho thấy sự đợi chờ mòn mỏi của người chinh phụ.
Khắc chờ đằng đẵng như niên,/Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi, gượng "Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà không sao che đậy nổi một tâm trạng đau buồn : "hồn đà mê mải", "lệ lại châu chan" và "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng":
Những hành động: gảy, soi, đốt,... gắn liền với các đồ vật như đàn, hương, gương – vốn là những thú vui tao nhã, những thói quen thanh nhã của người chinh phụ giờ đây thành miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.Nàng Đốt hương để tìm sự thanh thản mà hồn lại mê man, bấn loạn;Soi gương mà không cầm được nước mắt;Dây đàn, phín đàn chỉ nhắc cảnh chia li và nỗi chia lìa ám ảnh dây đứt, phím chùng…Nhắc đến hai điển tích “dây uyên” và “phím loan”, tác giả đã tinh tế gợi đến khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Đoạn thơ tiếp theo (câu 17 - 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp. Nỗi nhớ triền miên trong thời gian ''đằng đẵng'' được cụ thể hoá bằng độ dài không gian ''đường lên bang trời''
Đất trời dường như bao la đến vô hạn: ''xa thẳm" không có đích, ''đau đáu'' trăn trở không sao gỡ ra được.Tâm trạng của ngừơi chinh phụ được miêu tả ngày càng sầu thảm, làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, quạnh hiu. Hình ảnh người chinh phụ chìm sâu trong cô đơn, vò võ, lẻ loi chiếc bóng thao thức suốt 5 canh: nhớ nhung, sầu muộn, lo lắng, day dứt.
Các từ "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời/ Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật thê lương não nề tê tái:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,/Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Hình ảnh thơ là sự cực tả những xao động của thế giới bên ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ. Tình cảm đã phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những buồn đau, cô đơn, thương nhớ.
Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm, đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.Đoạn trích đã xa gần liên hệ tới quyền sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi của người phụh nữ trong xã hội phong kiến.
Về nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Lời thơ thật sự giàu chất thơ mang sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương.
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.
Gaquay
Gaquay
Admin

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 23/09/2011

https://hocvanvanhoc.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm Empty Re: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - trích Chinh phụ ngâm

Bài gửi by phanvannhuanvn Wed Mar 19, 2014 9:21 pm

Gaquay đã viết:Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn, trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tâm tình người chinh phụ trong đoạn trích này tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng, khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng.
Tâm trạng nổi bật trong đoạn trích gồm  24  câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phẩm là sự thể hiện nỗi đơn côi, trống vắng, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ. Đó là tình cảm của người phụ nữ trong  quan hệ với cảnh vật, trong tương quan với thời gian và không gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không, vừa tỉnh thức trong từng bước đi, từng động tác buông thả tấm rèm:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,/Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Trong khổ thơ mở đầu (từ câu 1 - 16) có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm, nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ "ngồi rèm thưa" mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi "trong rèm" chính là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng. Những động tác, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa, người chinh phụ cho ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng. Nỗi lòng nàng không biết san sẻ cùng ai. Câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tôn thêm vẻ vắng lặng, đơn côi, một mình chinh phụ đối diện với bóng mình, đối diện với người bạn vô tri vô giác.
Điệp ngữ bắc cầu: “đèn biết chăng - đèn có biết” là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong đoạn trích diễn tả tâm trạng buồn lê thê trong thời gian và không gian dường như không bao giờ dứt. “Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt rất ngậm ngùi.
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
….
Hoa đèn kia với bóng người khá thương...
Rõ ràng cuộc đời người chinh phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người  tựa như tàn đèn cháy đỏ kết lại đầu sợi bấc, con người bây giờ chỉ còn là "bóng người" trống trải, vừa đối xứng vừa đồng dạng và là hiện thân của chính kiếp hoa đèn tàn lụi. Ngay đến cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, chập chờn bất định, không dễ nắm bắt với những "gà eo óc gáy sương", "hoè phất phơ rủ bóng":
Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Qua những câu thơ này, tác giả đã dùng cảnh vật thiên nhiên, để miêu tả tâm trạng con người, dùng khách quan để tả chủ quan. Tiếng gà “eo óc” báo hiệu canh năm, chứng tỏ người vợ trẻ xa chồng, đã thao thức suốt cả đêm. Bên cạnh đó, dòng thời gian được cảm nhận bằng tâm lý  cũng cho thấy sự đợi chờ mòn mỏi của người chinh phụ.
Khắc chờ đằng đẵng như niên,/Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Trong sự chờ đợi, người chinh phụ thấy một khoảng thời gian ngắn mà dài như cả năm trường, mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang. Những trạng từ "đằng đẵng", "dằng dặc" tạo nên âm điệu buồn thương, ngân xa như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng. Rút cuộc, hình bóng người chinh phụ có xuất hiện trở lại thì trước sau vẫn là nỗi chán chường, buông xuôi,  gượng "Hương gượng đốt", "Gương gượng soi", "Sắt cầm gượng gảy" mà không sao che đậy nổi một tâm trạng đau buồn : "hồn đà mê mải", "lệ lại châu chan" và "Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng":
Những hành động: gảy, soi, đốt,... gắn liền với các đồ vật như đàn, hương, gương – vốn là những thú vui tao nhã, những thói quen thanh nhã của người chinh phụ giờ đây thành miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.Nàng Đốt hương để tìm sự thanh thản mà hồn lại mê man, bấn loạn;Soi gương mà không cầm được nước mắt;Dây đàn, phín đàn chỉ nhắc cảnh chia li và nỗi chia lìa ám ảnh dây đứt, phím chùng…Nhắc đến hai điển tích “dây uyên” và “phím loan”, tác giả đã tinh tế gợi đến khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
Đoạn thơ tiếp theo (câu 17 - 28) là sự phản ánh nỗi lòng chinh phụ khi nhớ về người chồng. Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp. Nỗi nhớ triền miên trong thời gian ''đằng đẵng'' được cụ thể hoá bằng độ dài không gian ''đường lên bang trời''
Đất trời dường như bao la đến vô hạn: ''xa thẳm" không có đích, ''đau đáu'' trăn trở không sao gỡ ra được.Tâm trạng của ngừơi chinh phụ được miêu tả ngày càng sầu thảm, làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, quạnh hiu. Hình ảnh người chinh phụ chìm sâu trong cô đơn, vò võ, lẻ loi chiếc bóng thao thức suốt 5 canh: nhớ nhung, sầu muộn, lo lắng, day dứt.
Các từ "thăm thẳm", "đau đáu", "thiết tha" gợi nhớ gợi thương, day đi dứt lại trong tâm can người chinh phụ. Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận:
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời/ Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?", người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật thê lương não nề tê tái:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,/Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Hình ảnh thơ là sự cực tả những xao động của thế giới bên ngoài thông qua cách hình dung của chinh phụ. Tình cảm đã phổ vào thế giới tự nhiên tất cả những buồn đau, cô đơn, thương nhớ.
Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm, đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.Đoạn trích đã xa gần liên hệ tới quyền sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi của người phụh nữ trong xã hội phong kiến.
Về nghệ thuật, thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ kiểu Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối và câu thơ lục bát truyền thống giàu âm điệu, gợi cảnh gợi tình đã tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác, nối dài không dứt. Lời thơ thật sự giàu chất thơ mang sắc thái nội tâm hoá, giàu cảm xúc, khơi gợi âm điệu cảm thương.
Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.

phanvannhuanvn

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 19/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết