Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé

Join the forum, it's quick and easy

Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé
Văn học - Literature - 文学
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phân tích nhân vật Thúy Kiều.

Go down

Phân tích nhân vật Thúy Kiều. Empty Phân tích nhân vật Thúy Kiều.

Bài gửi by Gaquay Tue Apr 10, 2012 8:07 pm

Phân tích nhân vật Thúy Kiều.
1. Thúy Kiều là người có đức hi sinh, vị tha.
Để làm nổi bật hoàn cảnh đau đớn, buồn tủi xót xa khi chấp nhận bán mình chuộc cha, khi tình yêu giang dở phải nhờ em đền bồi tình yêu đó với chàng Kim cho thân phận và nhân cách trong sáng cao đẹp của Thúy Kiều, như đã phân tích ở trên, đoạn trích đã đặt nhân vật vào ba mối quan hệ cụ thể:
Với môi trường tự nhiên: Câu chuyện Trao duyên diễn ra trong khuê phòng của mình vào một thời điểm thật đặc biệt đó là lúc sáng sớm khi Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân trong khi đó Kiều đã phải Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn. Kiều đã phải trắng đêm suy nghĩ cho mọi chuyện, quyết định Trao duyên đầy đau đớn và khó khăn mới thốt lên được:
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng lại phụ tấm lòng với ai
Kiều đang đối diện với Thúy Vân, đối diện với những kỉ vật tình yêu. Nhìn những kỉ vật ấy biết bao kí ức được trỗi dậy nhất là khi người yêu đang ở xa và chính mình phải quyết định phản bội lại lời thề nguyền ngày trước.
Với môi trường xã hội : Kiều đang bắt đầu được sống trong một biến cố đầu tiên của cuộc đời không còn Êm đềm trướng rủ màn che nữa. Ông bà Vương Quan thì đang bị sai nha bắt đi hành hạ vẫn chưa được trả về. Sau khi đã bán mình cho Mã Giám Sinh lúc này Kiều không còn lựa chọn nào khác. Kiều đang phải chuẩn bị tinh thần cho một hành trình dài mà chính Kiều cũng cảm nhận được khi liên tưởng tới cái chết.
Kiều đang sống trong môi trường xã hội phong kiến được tổ chức dựa trên ý thức tự giác đạo đức của quan lại nhưng rất kém phát triển về hệ thống luật pháp, quan lại lợi dụng chức quyền gây ra oan sai và trực tiếp chịu ảnh hưởng của quan niệm nho giáo về tình yêu và người phụ nữ. Xã hội trọng nam khinh nữ, đồng tiền có giá trị vạn năng.
Với chính mình : Kiều đang sống trong hoàn cảnh đối diện với chính mình , đối diện với lời thề nguyền ngày xưa với Kim Trọng. Tình yêu ấy đâu dễ dứt bỏ, sự dằn vặt vì đã phản bội lại đính ước cứ trở đi trở lại. Để em mình đền bồi giúp chị là cách duy nhất giúp Kiều không cảm thấy có tội với lời thề ấy. Trong giờ phút quyết định của cuộc đời, bắt đầu một cuộc hành trình dài bất tận, Kiều đã nghĩ về người mình yêu, nghĩ về người em gái và nghĩ về tương lai của chính mình với những dự cảm về một số phận mong manh.
Đặt nhân vật vào trong ba mối quan hệ ấy ta thấy rõ đoạn trích Trao duyên thể hiện khá hoàn chỉnh số phận, tính cách của Thúy Kiều. Kiều tìm cách giải thoát cho gia đình mình nhưng lại vướng vào sự nganh trái của tình yêu khiến cho chính mình không thoát khỏi nỗi buồn đau. Kiều đau đớn nhìn lại hiện thực quanh mình, nhớ lại quá khứ tươi đẹp và dự cảm về số phận không mấy tốt đẹp của mình trước mắt.
Rõ ràng trong bất cứ hoàn cảnh nào thì Kiều cũng thể hiện mình là một con người vị tha. Nếu trong tình cảm tai biến của gia đình, Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha, đem lại sự yên ổn cho gia đình là một sự hy sinh ở nàng với tấm lòng hiếu thảo thì nổi đau khổ, ái ngại vì lời hẹn ước không tròn với Kim Trọng và Trao duyên cho em là một biểu hiện của lòng vị tha, hi sinh rất đáng trọng, là tấm lòng chung thuỷ sắt son hiếm có trước sự bất lực của hoàn cảnh. Kiều đã luôn nghĩ về người khác trước sau đó mới nghĩ đến mình. Nói Kiều quên đi nỗi đau của mình là không hẳn chính xác mà ngược lại Kiều rất thấm thía bi kịch bắt nguồn từ sự đối nghịch giữa tình yêu mãnh liệt và sự chia biệt vĩnh viễn. Trong đoạn trích có rất nhiều những câu cảm thán đầy day dứt thể hiện một nỗi đau đớn tuyệt vọng đến mê sảng. Kiều đã dùng đến hai từ lạy để nói với Thúy Vân và Kim Trọng vừa là lời tạ lỗi vừa là lời vĩnh biệt. Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim. Vì vậy, đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng. Kiều nhận tất cả lỗi về mình nhưng nào nàng có lỗi gì đâu!... Những dòng tiếp đoạn trích này, chúng ta còn thấy nàng đau đớn , tuyệt vọng đến ngất đi:
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng...
Nhưng Kiều hoàn toàn không phải là một con người có tâm lí đơn giản, một chiều. Kiều Trao duyên cho em mà trong lòng đau như cắt,sự đấu tranh nội tâm và tâm lý mâu thuẫn của nàng Kiều cho thấy rõ điều đó: Duyên này thì giữ vật này của chung Sau khi Trao duyên, Kiều đớn đau, xót xa ngỡ như mình đã chết, chỉ còn lại một oan hồn...: Trông ra ngọn cỏ lá cây /Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ... Rưới xin giọt nước cho người thác oan. Rời xa Kim Trọng, mối tình đầu đẹp đẽ, sáng trong, Kiều như mất tất cả...
Có khám phá đoạn trích theo hướng tiếp cận văn hóa học như thế ta mới thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả: cảm thương trước bi kịch của Kiều, khẳng định nhân cách đẹp đẽ, sự ý thức về nhân phẩm và ý thức cá nhân.Thể hiện nỗi thương mình của nhân vật, Nguyễn Du cũng tạo được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với ngôn ngữ nửa trực tiếp, lời tác giả và nhân vật như hòa vào nhau tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả - nhân vật - người đọc.
2. Thúy Kiều là người có tình yêu sâu sắc và mãnh liệt
Không phải Thúy Kiều là một người chỉ biết hy sinh. Nếu nhân vật Thúy Kiều chỉ biết hy sinh, chỉ biết có chấp nhận đau khổ, bất hạnh thì nhân vật sẽ không hoàn thiện, không chân thực. Kiều còn có một tình yêu sâu sắc mãnh liệt. Nghĩa là nàng cũng biết sống cho riêng mình. Nàng nhận thấy sự trống trải, vô nghĩa của cuộc đời khi không giữ được tình yêu với chàng Kim nữa. Nàng bất giác nhắc đến rất nhiều về cái chết. Quá đắng cay cho số phận bạc bẽo của mình, Thúy Kiều nghĩ đến một mai sau mù mịt, đau thương khi mình đã chết. Hơn lúc nào hết, ý nghĩ về cái chết cứ hiện ra và rõ nét dần.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy,so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt,khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Đoạn thơ như một lời chiên hồn buồn thảm. Đây vẫn là những lời tâm sự cần khẩn của Thúy Kiều với Thúy Vân mà sao lời lẽ ngữ ngôn chợt trở nên xa vắng,mù mịt,tưởng như từ thế giới bên kia vẳng lại.Nhưng dù có xương trắng quê người, linh hồn Thúy Kiều vẫn mang nặng lời thề, vẫn khát khao mong muốn được nương theo những làn gió nhẹ hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây để trở về cõi thế gặp lại những người thương yêu. Linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông tưởng nhớ của những người thương yêu nên chỉ xin chàng một chén nước để giải tỏa mốn oan tình. Trong cảnh ngộ Dạ đài cách mặt, khuất lời, Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thể để chứng minh cho tình yêu bất diệt của mình.
Trở lại với chính mình, Thúy Kiều bị giằng xé giữ một bên là nỗi đau với sự đổ vỡ mất mát không thể vãn hồi : Trâm gẫy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi...và một bên là kỉ niệm tình yêu tràn dâng cuộn xiết Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Những lời độc thoại trên được phát ra từ một tâm hồn khổ đau cùng cực.Những câu thơ như những tiếng nấc nghẹn ngào. Có gì như oán trách thân phận. Có gì như đau tủi ngậm ngùi. Chữ phận hai lần gặp nhau khiến sự giận hờn như được nhân lên. Hai chữ đã đành gợi lên sự buông xuôi, cam chịu liên tưởng đến hình ảnh nước chảy hoa trôi thật tự nhiên và gợi cảm.
Càng khóc than cho số phận, nỗi đau của Thúy Kiều càng chồng chất thêm.Cuối cùng hình ảnh người tình hiện ra trong tư tưởng và choáng ngợp cả tâm hồn của cô gái đau đớn vì lỡ mất tình yêu này. Nàng chết ngất đi trong tiếng kêu thương tưởng thấu đến trời :
Ôi Kim lang ? Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.
Nhờ Thúy Vân trả nghĩa tưởng có thể thanh thản, trong lòng nàng biết bao dằn vặt, đau đớn. Nàng than thân trách phận. Tình yêu mãnh liệt cũng chứng tỏ nàng sống bằng cả tình cảm, cảm xúc. Càng thiết tha với tình yêu, Kiều càng cảm thấy tính chất bi kịch của thân phận và tình yêu. Ỹ nghĩa tố cáo xã hội phong kiến bật lên từ cảm nhận của bi kịch này.
Kết hợp hài hòa cả tình cảm và lí trí, nhân vật Thúy Kiều là một biểu tượng nhân vật mới của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, một giai đoạn có những khám phá mới mẻ đối với thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người.
Tham luận 3:
Nghệ thuật đoạn trích Trao duyên
1. Lời lẽ thuyết phục:
Lời nói, hành động được Kiều thể hiện liên tiếp dồn dập, vội vàng. Hành động vội vàng này của Kiều trước hết bắt nguồn từ việc Kiều ý thức sâu sắc hoàn cảnh của mình trong hiện tại: Tình yêu vô cùng mãnh liệt, khát khao hạnh phúc thì vô biên mà thời gian để yêu thương thì ngắn ngủi, chật hẹp. Sóng gió cuộc đời khủng khiếp ập tới bất cứ lúc nào. Chính ý thức thời gian này đã làm cho Kiều phải hành động vội vàng.
Kiều nói với em bằng những lời lẽ khẩn thiết nhất, cảm động nhất “Cậy em em có chịu lời”. Tất cả sự trông đợi, sự ký thác gửi cả vào từ “cậy”, nàng khẩn khoản van nài em bằng những hành động tôn kính quá mức : “lạy, thưa”…làm những điều đó Kiều muốn Vân không thể chối từ và Kiều có thể trả nghĩa chàng Kim trong muôn một.
Hơn nữa nhịp độ gấp gáp vội vàng trong những câu thơ còn thể hiện tinh thần tranh chấp với số mệnh của Kiều; bởi ngay trước đó Kiều đã có những kinh nghiệm xương máu về những phi lý của cuộc đời: vừa nhận lời yêu Kim Trọng thề hoa chưa ráo chén vàng Kim Trọng đã phải ra đi. Gia đình đang hạnh phúc êm đềm trướng rủ màn che cha mẹ đã rường cao rút ngược dây oan, tai họa có thể ập tới bất cứ lúc nào con người không thể chống đỡ nổi. Kiều phải hành động tranh chấp với thời gian để cứu lấy tình yêu của mình và Kim Trọng.
Để thuyết phục em, Kiều đã dùng những lời lẽ thật đặc biệt. Trong lời của nàng có một loạt thành ngữ nói lên mối quan hệ thân thiết, ruột rà như:
tình máu mủ/ lời nước non
Hay là những thành ngữ chỉ cái chết:
thịt nát xương mòn/ ngậm cười chín suối
Đó là lời lẽ có sức mạnh lay động tình cảm, lòng trắc ẩn của con người nhất là những người thân. Kiều đã nói với em bằng tất cả sự đau đớn, chua xót cho thân phận mình. Lời của Kiều như là những lời trăng trối, nàng viện dẫn cả tình máu mủ ruột rà, cả cái chết thê thảm để thuyết phục em. Kiều hiểu, để Vân nhận lời cũng rất khó khăn bởi đây là một việc làm thay đổi cả đời Vân, là gánh nặng mà Vân phải mang suốt cả cuộc đời. Nàng vô cùng thông cảm cho em nhưng nàng cũng không còn cách nào khác nghĩa chàng Kim quá nặng mà hoàn cảnh của Kiều lúc này thì quán éo le.
Đoạn thơ có điệp ngữ khi gặp, khi ngày, khi đêm, âm điệu thơ luyến láy, nhịp điệu thơ gấp gáp, hình ảnh thơ tương phản gay gắt đã diễn giải ý thức sâu sắc của Kiều về sự ngắn ngủi mong manh của hạnh phúc tình yêu giữa cuộc đời dâu bể. Tất cả những điều này làm nổi bật cái bi kịch oan trái của cuộc đời Kiều: Khát khao hạnh phúc thì vô biên, hiện thực đời sống tàn nhẫn, khủng khiếp đã biến hạnh phúc thành chốc lát, tất cả chỉ còn là sự xót xa nuối tiếc khôn nguôi.
2. Ngôn ngữ
Tâm trạng Kiều có sự đột biến. Nỗi đau khi tình yêu bị tan vỡ thì người ngoài cuộc không thể hiểu, nàng Vân không thể chia sẻ. Lúc này, tâm trạng Kiều chìm tới đáy của sự chiêm nghiệm cá nhân, của nỗi đau cuộc đời, nàng ý thức sâu sắc thân phận của mình.
trâm gãy bình tan
tơ duyên ngắn ngủi
phận bạc như vôi
nước chảy hoa trôi
Lời nói của Kiều có một loạt những thành ngữ diễn tả cái tan vỡ, cái bất hạnh, cái nổi trôi vô định của số phận, Kiều nhắc tới điều đó bằng sự ý thức về thân phận, về cuộc đời bi kịch của mình, bằng nhận thức sự đối lập găt gắt giữa cái hữu hạn của số phận và cái muôn vàn vô hạn của tình yêu, ước vọng. Đây là những từ ngữ bình dân xuất phát từ ca dao tục ngữ bên cạnh những từ ngữ bác học lấy từ những điển tích, điển cố Trung Quốc. Nguyễn Du đã biến một câu chuyện mang màu sắc Trung Quốc thành những dòng tâm trạng gần gũi, mộc mạc đến tự nhiên nên có sức truyền cảm rất lớn rất dễ đi vào lòng người đọc. Đề tài tình yêu dang dở được viết bằng ngòi bút trữ tình đầy cảm xúc thì không gì có sức ám ảnh hơn.
Đặc biệt bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân gian giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm Trao duyên.
Ta xem đoạn dưới đây miêu tả những điều Thuý Kiều trông thấy, vừa trông vừa suy nghĩ, nhận xét, xúc động:
Chiếc đàn với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đó là dòng ý thức. Đoạn văn không phải là lời nói của người trần thuật, tác giả đã trao nó cho ý thức của nhân vật Thuý Kiều. Dòng ý thức bao gồm cả những hình thức đối thoại thầm trong tâm tưởng.
Đó còn là trường hợp khi Thuý Kiều Trao duyên cho Thuý Vân, đang đối thoại với Thuý Vân ở đoạn đầu dần dần nàng chuyển sang độc thoại, nàng như muốn nói cùng Kim Trọng:
Bây giờ trâm gãy, gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi nhỡ nhàng
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Từ hiện tại cay đắng ( mất tình yêu) hình dung một tương lai bất hạnh khi đối sánh số phận mình với duyên tình của Thuý Vân, Kiều quay về tìm đến với tình yêu bằng kỷ niệm của ngày gặp gỡ hẹn thề, “phím đàn với mảnh hương nguyền”nhưng tất cả đã không còn. Mọi việcđã trở thành quá khứ. ). Cái ngày nay phút chốc đã là cái ngày xưa cả “phím đàn”, cả “lò hương ” đêm thề thốt, những gì đẹp nhất, quý giá nhất đã hun hút xa xôi, chìm vào bóng tối. Kiều trở về quá khứ tưởng tìm được nơi an ủi nhưng kỷ niệm lại là nhát dao cứa mạnh vào tim, đẩy nàng tới sự hoảng loạn, nàng chạy trốn kỷ niệm tìm đến với tương lai.
Dòng thời gian ở đây không tuân theo sự chảy trôi của thời gian khách quan bên ngoài mà nó có những nhịp độ hoàn toàn khác: có sự hồi hoàn giữa thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai trong một khoảnh khắc ngắn của cả cuộc đời. Giọng thơ cũng thay đổi, hình ảnh thơ chập chờn ma mị, thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ) không khí linh thiêng (đốt lò hương, so tơ phím). Xây dựng dòng thời gian tâm lý này Nguyễn Du đã làm nổi bật thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn của Kiều. Một mặt nàng muốn Trao duyên cho em để chàng Kim đỡ đau khổ, một mặt nàng không dứt nổi mối tình tuyệt đẹp của mình và khi không thể giữ nổi tình yêu nàng đau đớn đến hoảng loạn. Nàng gần như mất hết ý thức về không gian, thời gian. Vì thế dòng thời gian ở đây không tuân theo thời gian khách quan mà nó có một nhịp độ riêng thẫm đẫm cảm xúc, tâm trạng. Dùng dòng thời gian đặc biệt này nhà thơ đã mổ xẻ tâm trạng nhân vật một cách chân thực nhất, những biến đổi tinh vi của tâm hồn được lý giải thật sâu sắc, tài tình.
Trong sự hoảng loạn khi tình yêu đã mất, Kiều chìm vào một dòng thời gian ảo, Kiều như nửa tỉnh nửa mê đang nói chuyện cùng Vân nàng bỗng như nói chuyện với mình, nàng đối diện một thực tế đớn đau
Gaquay
Gaquay
Admin

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 23/09/2011

https://hocvanvanhoc.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết